Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

5 phương pháp tối ưu để tuyển dụng nhân tài - Human Capital

5 phương pháp tối ưu để   tuyển dụng   nhân tài

Khó khăn và sai lầm trong việc quản trị   nhân sự   không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi từ phía nhân viên mà đôi khi chính sự bất ổn từ phía nhà Quản trị cũng tạo ra sóng gió. Vì vậy, tình hình nhân sự chỉ có thể ổn định và có tổ chức chặt chẽ khi và chỉ khi công ty đó xây dựng được một quy trình quản trị chuyên biệt hóa cho riêng mình.

Thu hút được nhân tài và giữ chân nhân tài có lẽ là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một nhà   quản trị nhân sự

Nhưng làm thế nào để có được kỹ năng đó vẫn còn là một ẩn số mà các nhà Quản trị đang mải mê đi tìm câu giải đáp.

  Tuyển dụng   và giữ được những người tài giỏi nhất vốn dĩ vẫn là vấn đề khó khăn. Theo các dự đoán của các chuyên gia tới năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử của Hoa Kỳ, con số những công nhân trẻ tuổi tham gia vào thị trường lao động sẽ không đủ để thay thế cho số người rời khỏi thị trường này.

Bất kể xu thế về lao động này, công ty của bạn vẫn có thể có khả năng thu hút được nhân tài nhiều hơn là bạn cần. Việc trau dồi một nền văn hóa công ty để có thể thu hút được những cá nhân xuất sắc hàng đầu như là cách của Southwest chỉ là một trong số 5 phương pháp hữu hiệu nhất mà top 10% các công ty hàng đầu của Mỹ đang sử dụng hiện nay. Và đây là một phương pháp công ty bạn nên áp dụng.

Bạn hãy thử áp dụng 4 cách thức sau đây để tạo lập được một nền văn hóa hoàn hảo cho công ty mình:

1. Luôn đặt lợi ích của nhân viên lên hàng đầu. Các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng phương pháp tốt nhất để tuyển dụng và giữ đựoc những người có năng lực cao nhất là tạo được một nét văn hóa của công ty mà nơi đó nhân viên giỏi nhất đều muốn làm việc, một nét văn hóa trong đó mọi người luôn đối đãi với nhau bằng sự tôn trọng và quan tâm nhau.

Một ví dụ cổ điển về hình mẫu kinh doanh lớn sử dụng sức mạnh của sự tôn trọng con người đó là David Packard, người đồng sáng lập ra tập đoàn Hewlett-Packard. Packard luôn bộc lộ sự tôn trọng không ngừng với mọi nhân viên làm việc cho ông. Với cách thức này, ông đã xác định văn hóa của HP và đặt vị trí công ty mình là một nhà tuyển dụng luôn luôn được ưu tiên cao. Ông cũng đã minh họa cho phong cách lãnh đạo tiên phong của mình bằng cách đặt ra những yêu cầu tiêu chuẩn làm việc cao cho chính mình và cùng khuyến khích nhân viên đồng lòng làm theo.

2. Tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực của những nhân viên giỏi nhất. Mặc dù có khả năng bạn sẽ không thể lấp đầy toàn bộ những chỗ trống trong công ty ngay cả khi công ty bạn có một nền văn hóa vững chắc, các nhà nghiên cứu nói rằng có một phương pháp chắc chắn giúp bạn phát huy tối đa năng lực của những nhân viên giỏi là đặt họ vào những vị trí có ảnh hưởng lớn.

Ví dụ như, khi tình trạng thất nghiệp tại Washington DC rơi xuống mức dưới 2%, David Grissen, phó chủ tịch điều hành khu vực phía đông thuộc tập đoàn Marriott International đã có cuộc gặp với các giám đốc thuộc quyền và quyết định tập trung mọi nỗ lực tuyển dụng của công ty vào các vị trí nhân viên lễ tân và giao dịch do sự ảnh hưởng to lớn của những vị trí này đối với khách của khách sạn. Kết quả của chiến dịch ưu tiên tuyển dụng “Mặt tiền và Trung tâm” đã làm cho toàn bộ các vị giám đốc phụ trách ở mỗi khách sạn Marriott trong khu vực cải tiến các chương trình tuyển dụng, lựa chọn và   đào tạo   cho các vị trí giao dịch thuộc “mặt tiền” của khách sạn. Những nhân viên có tiềm năng cho những vị trí này phải trải qua tối thiểu bốn cuộc phỏng vấn và phải đạt được điểm cao dựa trên một tiêu chuẩn đánh giá.

3. Luôn hòa nhập và vận dụng độ nhạy cảm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những biện pháp tuyển dụng kém nhất mà một chủ doanh nghiệp nhỏ có thể mắc phải đó là tách rời khỏi quy trình tuyển dụng

Nói cho cùng thì đó là văn hóa của công ty bạn, đó là công ty bạn và bạn là người đứng đầu, thế thì vì sao bạn lại có thể chấp nhận cho một người nào khác ngoài bạn được quyền quyết định lựa chọn tuyển nhân viên?

Và khi bạn tham gia vào quá trình tuyển dụng một nhân viên mới, bạn hãy cẩn thận đánh giá độ nhạy cảm (EI) cùng với năng lực trí tuệ của người đó. Các nghiên cứu cho thấy kết quả đánh giá chỉ số thông minh IQ khi sử dụng riêng biệt không được chính xác bằng khi đem kết hợp chỉ số IQ với những đánh giá về nhận thức, kinh nghiệm và các khả năng xã hội hình thành nên độ nhạy cảm của một người. Một kết quả đánh giá độ nhạy cảm (EI) có thể chứng tỏ rất rõ một ứng viên sẽ phù hợp với công việc của công ty bạn đến mức độ nào.

4. Sự linh hoạt trong tuyển dụng cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu một nhân viên được tuyển dụng tỏ ra là một người có năng lực phù hợp với công ty bạn nhưng lại chưa đạt hiệu quả cho một vị trí nào đó, bạn có thể xem xét sắp xếp công việc cho nhân viên đó ở một vị trí khác phù hợp với sở trường và kinh nghiệm của nhân viên đó. Những nhân viên phù hợp với tổ chức không dễ tìm chút nào.

Thật ra thì không có một sự đảm bảo nào cho việc đặt lợi ích của nhân viên lên hàng đầu, phát huy tối đa năng lực của nhân viên, luôn hòa nhập và đánh giá sự nhạy cảm của nhân viên trong suốt quá trình tuyển dụng sẽ giúp bạn lấp được toàn bộ những vị trí trống cần tuyển trong công ty. Tuy vậy, hầu hết những nghiên cứu có giá trị về top 10% những công ty thành công cao nhất ở Mỹ cho thấy rằng những phương pháp trên là một hướng đi thành công nhất.

Sự thay đổi trong “dòng chảy nhân lực” ngày càng mãnh liệt khiến cho các nhà quản trị phải dày công kiếm tìm giải pháp. Có được giải pháp, song nếu giải pháp không được xây dựng bởi một quy trình chuyên biệt hóa thì hiệu quả chắc sẽ không như mong đợi. Nếu phương pháp được ví như thứ bảo bối của các nhà quản trị thì quy trình sẽ là chiếc hồ lô để họ giữ nó.

Khó khăn và sai lầm trong việc quản trị nhân sự không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi từ phía nhân viên mà đôi khi chính sự bất ổn từ phía nhà Quản trị cũng tạo ra sóng gió. Vì vậy, tình hình nhân sự chỉ có thể ổn định và có tổ chức chặt chẽ khi và chỉ khi công ty đó xây dựng được một quy trình quản trị chuyên biệt hóa cho riêng mình.

Quantri.Vn

Mức lương tại Anh sẽ tăng cao hơn lạm phát trong năm 2015

Theo kết quả nghiên cứu của hãng kiểm toán Ernst & Young (EY), lần đầu tiên kể từ năm 2007, lương tại Anh sẽ tăng cao hơn lạm phát trong suốt năm 2015.

Báo cáo đặc biệt do Câu lạc bộ ITEM (ITEM Club) thuộc EY thực hiện về thị trường lao động tại Xứ sở Sương mù dự báo lương sẽ đạt mức tăng trưởng 1,9% trong năm nay, đánh dấu mức tăng đầu tiên trong thu nhập thực tế của người lao động tại Anh kể từ năm 2007, trong khi lạm phát đã xuống mức thấp kỷ lục 0,3% và có thể giảm âm trong những tháng tới.

Ông Martin Beck, cố vấn kinh tế cao cấp của EY ITEM Club, cho biết "thu nhập thực tế đã giảm gần 10% kể từ năm 2008, nhưng rốt cuộc người lao động tại Anh sẽ bắt đầu có nhiều tiền hơn trong năm nay."

Lương dù được dự báo tiếp tục tăng trong các năm tới, nhưng sẽ vẫn thấp hơn mức đạt được trong thập niên trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo tính toán của các nhà nhà kinh tế, lương tại Anh sẽ tăng 3,7% vào năm 2018, thấp hơn 0,7% mức trung bình trước khủng hoảng.

Báo cáo của EY ITEM Club cũng dự báo lực lượng lao động của Anh sẽ mở rộng thêm hơn 1,2 triệu người từ năm 2014 đến 2018, tăng trung bình 0,9%/năm, một phần do người nhập cư và một phần do nhiều người già vẫn tiếp tục làm việc.

Số người trên 50 tuổi đi tìm việc làm đã tăng hơn 1,1 triệu người kể từ năm 2009. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Anh hiện ở mức 5,7% sẽ trở lại mức tiền khủng hoảng là 5,2% vào năm 2018.

Mức lương tại Anh được cho là không theo kịp đà phục hồi của nền kinh tế và thị trường việc làm trong hai năm gần đây.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Anh (ONS), thu nhập thực tế đã giảm liên tục từ năm 2010, là giai đoạn giảm dài nhất trong vòng 50 năm qua.

Tuy vậy, những số liệu chính thức trên thị trường lao động cho thấy, thu nhập kể cả thưởng cho người lao động đã tăng 2,1% trong tháng 12/2014.

Mức lương của người lao động tăng trở lại có thể là yếu tố để Ngân hàng trung ương Anh (BoE) quyết định nâng lãi suất - hiện ở mức thấp kỷ lục 0,5% - vào đầu năm tới./.

Vietnamplus.Vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét