OGSM là công cụ truyền thông và công thức hoạch định chiến lược giúp các doanh nghiệp quản trị mục tiêu. Mặc dù là một công cụ hiệu quả nhưng không ít người chưa thực sự hiểu rõ về OGSM.
1. OGSM là gì?
"OGSM là một công cụ hay phương pháp được sử dụng để hoạch định, triển khai và kiểm soát chiến lược cũng như các hành động cho một tổ chức".
Cụm từ OGSM được giải nghĩa cụ thể:
- O (Objective - Mục tiêu): Mục tiêu chính đưa ra câu hỏi doanh nghiệp muốn đạt được điều gì? Đó là các mục tiêu dài hạn hay mục tiêu mang tính định hình. Những mục tiêu này thường xuất phát từ tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức.
- G (Goals - Đích ngắm): Các đích ngắm này thường cụ thể, rõ ràng, mang tính định lượng và yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định.
- S (Strategies - Chiến lược): Cần phải xác định chiến lược nào là cần thiết để đạt được mục tiêu. Số lượng chiến lược cần thực hiện để đạt đích ngắm sẽ không quá 5 chiến lược.
- M (Measurements - Thước đo): Để có thể xác định được mức độ hoàn thành mục tiêu, doanh nghiệp cần có những tiêu chí đo lường cơ bản như số lượng, doanh thu, …
Mô hình OGSM giúp doanh nghiệp xây dựng bản mô tả chiến lược hoặc hành động một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Từ đó, việc triển khai, đánh giá và điều chỉnh mục tiêu cũng trở nên dễ dàng hơn.
2. Ưu và nhược điểm của mô hình OGSM
OGSM sở hữu những ưu điểm như:
- OGSM là một mô hình dễ thực hiện và có một cấu trúc rõ ràng.
- OGSM cho phép người dùng có thể hiển thị và báo cáo tiến độ dễ dàng.
- OGSM có khả năng cô đọng một kế hoạch chiến lược chỉ trong một trang duy nhất.
- OGSM giúp thông tin cho nội bộ của doanh nghiệp về kế hoạch chiến lược.
- Doanh nghiệp có thể đưa ra những hoạt động cần thiết trong danh sách cụ thể để doanh nghiệp phát triển.
- Với khả năng liên kết mọi thứ từ tầm nhìn đến thực thi, OGSM giúp doanh nghiệp có thể nhìn rõ bức tranh tổng thể cũng như kế hoạch dài hạn.
OGSM cũng có những nhược điểm như:
- Mô hình OGSM có thể khiến các doanh nghiệp bị nhầm lẫn giữa mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược và dự án.
- Việc dàn trải khi tập trung quá nhiều của OGSM sẽ khiến chiến lược không thực sự đo lường được các vấn đề quan trọng.
- Cần thiết lập thêm một số phần mềm hỗ trợ để tận dụng OGSM tối đa bởi OGSM được thiết kế với mục đích theo dõi tiến trình hướng đến các mục tiêu cụ thể.
- OGSM không khuyến khích sự tham gia vào việc thiết lập của nhân viên nên khả năng những ý tưởng hay bị lãng phí hoặc bỏ qua sẽ dễ xảy ra.
Lời kết: Trên đây là những thông tin cơ bản về mô hình OGSM. Đây là một công cụ hữu ích bên cạnh OKR hay BSC, KPI, ... mà doanh nghiệp có thể ứng dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét